
“Những người nước ngoài đã gây ra nhiều vụ lừa đảo BEC. Những cá nhân này thường là thành viên của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, có nguồn gốc ở Nigeria nhưng đã lan rộng khắp thế giới” – DoJ cho biết.Hơn nữa, chính quyền đã thu giữ gần 2,4 triệu USD và thu hồi khoảng 14 triệu USD trong việc chuyển tiền gian lận, theo FBI, ước tính rằng các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã mất tới 5,3 tỷ USD cho những kẻ lừa đảo BEC kể từ năm 2013. Giống như hầu hết các vụ lừa đảo BEC khác, những kẻ lừa đảo qua email nhắm vào cả doanh nghiệp và cá nhân, bao gồm người lớn tuổi và người mua bán bất động sản, nhằm đánh cắp hàng triệu email để dụ dỗ những nạn nhân chuyển khoản tiền sang tài khoản ngân hàng do chúng kiểm soát. Trong một trường hợp khác, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cáo buộc hai người Nigeria sống ở Dallas, Texas, đã giả dạng là người mua bán bất động sản và yêu cầu một luật sư bất động sản chuyển khoản 246.000 đô la, và người này đã bị mất 130.000 đô la sau khi ngân hàng được thông báo về hành vi lừa đảo trong khi 116.000 đô la đã được “đóng băng”. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho rằng những trò gian lận như vậy là “rất phổ biến” và cam kết sẽ theo đuổi để truy tố những kẻ lừa đảo qua email “bất kể họ ở đâu”.
“Hoạt động này thể hiện cam kết của FBI để phá vỡ và loại bỏ các doanh nghiệp lừa đảo nhắm vào công dân Mỹ và doanh nghiệp của họ”, Giám đốc FBI Christopher A. Wray cho biết.Theo DoJ, những kẻ lừa đảo cũng nhắm đến những người hay mơ mộng, tìm kiếm cơ hội việc làm, gian lận trong bán hàng online, cho thuê và lừa đảo xổ số. Đôi khi những kẻ lừa đảo yêu cầu dữ liệu có giá trị như hồ sơ thuế của người làm công thay vì tiền. Kể từ khi những vụ việc lừa đảo qua email ngày một gia tăng, cơ quan thực thi pháp luật đã đề nghị mọi người nên cảnh giác hơn và yêu cầu các tổ chức nâng cao hiểu biết cho nhân viên của mình về các âm mưu lừa đảo BEC nhằm bảo vệ doanh nghiệp.
THN