Phần mềm độc hại nghe lén dữ liệu mạng
Các nhà nghiên cứu bảo mật từ Trend Micro đã phát hiện một biến thể mới của “banking malware”, chúng không chỉ ăn cắp thông tin của người dùng từ thiết bị đã bị nhiễm mà còn có khả năng “nghe lén“ các hoạt động trong mạng để ăn cắp thông tin nhạy cảm của người dùng cũng như của các máy tính trong cùng mạng. Các mã độc này được gọi là EMOTET đang lây lan nhanh chóng thông qua các email spam giả mạo. Nó sẽ chuyển khoản ngân hàng, tạo các giao dịch thanh toán trực tuyến. Email spam có kèm theo một liên kết mà người dùng sẽ dễ mắc lừa nhấp chuột vào. Sau đó, email spam sẽ đề cập đến các giao dịch tài chính. Sau khi nhấn vào các liên kết này, các malware sẽ được tải và được cài đặt vào hệ thống của người dùng sẽ tải các tập tin thành phần của nó, bao gồm một tập tin cấu hình và tập tin .DLL. Các tập tin cấu hình chứa thông tin về các ngân hàng mục tiêu đồng thời các tập tin .DLL thực hiện việc theo dõi, ngăn chặn và đăng nhập vào hệ thống mạng của nạn nhân. Các tập tin .DLL được đưa vào tất cả các tiến trình của hệ thống, bao gồm cả trình duyệt web, sau đó “DLL độc hại này so sánh các trang web truy cập với các chuỗi chứa trong tập tin cấu hình tải về trước đó, nếu phù hợp, malware sẽ tập hợp các thông tin bằng cách truy cập vào URL và kèm theo các dữ liệu bí mật của người dùng”, Joie Salvio, chuyên gia nghiên cứu bảo mật của Trend Micro cho biết.Làm mất kết nối HTTPS
Các malware có khả năng vượt qua các kết nối HTTPS an toàn, đặt ra nhiều nguy cơ cho việc bảo vệ thông tin tài khoản ngân hàng, các thông tin cá nhân của người dùng, họ sẽ cảm thấy tự tin và tiếp tục giao dịch ngân hàng trực tuyến mà không hề nhận ra rằng thông tin của mình đang bị đánh cắp.Malware tấn công vào tài khoản ngân hàng đang lây lan khắp nơi
Phần mềm độc hại này không chủ đích đến bất kỳ khu vực hay quốc gia cụ thể nào mà chúng lây lan tràn lan trên mạng internet. Tuy nhiên, theo thống kê, EMOTET lây nhiễm phần lớn tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, Đức là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Rất may là loại mã độc này chưa xâm nhập vào Việt Nam. Người sử dụng không nên mở hoặc bấm vào liên kết hay các tập tin đính kèm trong bất kỳ email đáng ngờ nào. Hãy kích hoạt các tính năng bảo mật khai bước của các ngân hàng hay các giao dịch trực tuyến mà bạn tham gia.Theo The Hacker News
… [Trackback]
[…] Read More here to that Topic: securitydaily.net/ma-doc-tan-cong-tai-khoan-ngan-hang-dang-lay-lan-khap-the-gioi/ […]
[…] Emotet xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014, đã biến đổi từ nguồn gốc ban đầu của nó từ một banking Trojan trở thành “Swiss Army knife” có thể đóng vai trò là trình tải xuống, đánh cắp thông tin hay Spambot tùy vào cách nó được triển khai. […]